Các hàm tính toán
Last updated
Last updated
Google sheets, ngoài việc có thể thực hiện các chức năng như cộng, trừ, nhân, chia trực tiếp trong một ô thì cũng có các công thức tích hợp để hoàn thành một số tác vụ thống kê và thao tác dữ liệu. Bạn có thể kết hợp các công thức để tạo các phép tính mạnh mẽ hơn và chuỗi các tác vụ với nhau.
Bạn có thể nhấp vào một công thức để thêm nó vào một ô hoặc bạn có thể bắt đầu nhập bất kì công thức nào vào ô bằng cách gõ dấu "=" theo sau là tên của công thức. Google Sheets sẽ tự động điền hoặc đề xuất công thức dựa trên những gì bạn nhập, vì vậy bạn không cần phải nhớ mọi công thức.
Có ba cách để sử dụng các công thức cơ bản có thể truy cập qua điều hướng trên cùng:
Chọn một vùng dữ liệu sau đó nháy vào công thức (ta sẽ thấy kết quả phía dưới hoặc bên cạnh vùng đã chọn).
Chọn ô kết quả (tức là ô mà bạn muốn kết quả xuất hiện), sau đó bấm vào công thức bạn muốn sử dụng từ thanh công cụ. Cuối cùng, chọn phạm vi ô để thực hiện thao tác của bạn.
Nhập công thức vào ô kết quả (đừng quên dấu "=") sau đó nhập phạm vi theo cách thủ công hoặc chọn phạm vi.
Lưu ý: Để chọn một dải ô, hãy bấm vào ô đầu tiên và giữ Shift, sau đó bấm vào ô cuối cùng trong dải. Vì vậy, nếu bạn muốn chọn từ ô A1 đến ô A10, hãy nháy vào A1 rồi giữ Shift và nháy A10. Khi bạn đã chọn xong các ô mà bạn muốn thêm với nhau, hãy nhấn Enter .
Khi bắt đầu nhập công thức. bạn sẽ thấy phần trợ giúp màu xám bật. Khi bạn tạo công thức lần đầu tiên, thay vào đó, bạn sẽ nhận thấy điểm đánh dấu màu xanh lam và dấu chấm hỏi bên cạnh ô.
Hàm ABS: Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực.
Cú pháp: ABS(number)
Ví dụ: =ABS(-7) -> 7
Hàm INT: Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá phần nguyên.
Cú pháp: INT(number)
Ví dụ 1: =INT(5.6)->5; =INT(-5.6)->-6
Ví dụ 2: = INT(A3/B3)
Hàm MOD: Trả về số dư của phép chia số nguyên.
Cú pháp: MOD(number, divisor). Trong đó number là số bị chia (nguyên), divisor là số chia (nguyên).
Ví dụ: =MOD(5,3)->2
Hàm ROUND: Làm tròn số.
Cú pháp: ROUND(number, num_digit). Trong đó vị trí làm tròn num_digit được quy định: 0 làm tròn đến hàng đơn vị, -1 là làm tròn tới hàng chục, 1 là lấy một chữ số thập phân.
Ví dụ: = ROUND(5.13678,2) -> 5.14
Hàm LOWER: Chuyển chuỗi thành chữ thường.
Cú pháp: LOWER(text)
Ví dụ: =LOWER(“Môi TRƯỜNG”) -> môi trường
Hàm UPPER: Chuyển chuỗi thành chữ in hoa.
Cú pháp: UPPER(text)
Ví dụ: =UPPER(“đại HỌc”) -> ĐẠI HỌC
Hàm PROPER: Đổi các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi thành chữ in hoa, còn lại đều là chữ thường.
Cú pháp: PROPER(text)
Ví dụ: =PROPER(“đại HỌC đại Nam”) -> Đại Học Đại Nam
Hàm LEN: Trả về độ dài của chuỗi (số kí tự trong chuỗi).
Cú pháp: LEN(text)
Ví dụ: =LEN(“Đại học Đại Nam”) ->15
Hàm LEFT: Trả về số kí tự bên trái của chuỗi.
Cú pháp: LEFT(text, num_chars). Trong đó text là chuỗi, num_chars là số kí tự cần cắt
Ví dụ 1: =LEFT(“Đại học Đại Nam”,7) -> Đại học
Ví dụ 2: =LEFT(B2;3)
Hàm RIGHT: Trả về số kí tự bên phải của chuỗi.
Cú pháp: RIGHT(text, num_chars). Trong đó, text là chuỗi, num_chars là số kí tự cần cắt
Ví dụ: =RIGHT(“Đại học Đại Nam”,7) -> Đại Nam
Hàm MID: Trả về số kí tự ở vị trí bất kì của chuỗi.
Cú pháp: MID(text, start_num, num_chars). Trong đó, text là chuỗi, start_num là vị trí bắt đầu cắt, num_chars là số kí tự cần cắt
Ví dụ: MID(“Đại học Đại Nam”,5,3) -> học
Hàm VALUE: Chuyển chuỗi có dạng số thành trị số.
Cú pháp: VALUE(text)
Ví dụ: VALUE(“0567”) = 567
Hàm TODAY: Trả về ngày hiện hành của hệ thống.
Cú pháp: TODAY()
Hàm NOW: Trả về ngày và giờ hiện hành của hệ thống.
Cú pháp: NOW()
Hàm DAY: Trả về giá trị ngày trong tháng của biểu thức ngày date.
Cú pháp: DAY(date)
Ví dụ: A1=28/09/2009; =DAY(A1) -> 28.
Hàm MONTH: Trả về giá trị tháng trong năm của biểu thức ngày.
Cú pháp: MONTH(date)
Ví dụ: A1=28/09/2009; MONTH(A1) -> 09.
Hàm YEAR: Trả về giá trị năm của biểu thức ngày.
Cú pháp: YEAR(date)
Ví dụ: A1=28/09/2009; YEAR(A1) -> 2009.
Hàm DATE: Trả về giá trị dạng date theo quy định của hệ thống.
Cú pháp: DATE(year, month, day)
Ví dụ: =DATE(2009,09,28) ->28/09/2009
Hàm TIME: Trả về giá trị dạng thời gian.
Cú pháp: TIME(hour,minute,second)
Ví dụ: TIME(17,2,46) ->5:2:46 PM
Hàm AND: Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các điều kiện đều là TRUE và ngược lại.
Cú pháp: AND(logical1, logical2,…)
Ví dụ: =AND(3>2,5<8) -> TRUE
Hàm OR: Trả về giá trị TRUE nếu có ít nhất một điều kiện là TRUE và ngược lại.
Cú pháp: OR(logical1, logical2,…)
Ví dụ: =OR(2>3,12>8) - > TRUE
Hàm NOT: Lấy giá trị phủ định.
Cú pháp: NOT(logical)
Ví dụ: =NOT(2>3) -> TRUE
Hàm IF: Trả về giá trị thứ nhất nếu biểu thức điều kiện đúng, ngược lại trả về giá trị thứ 2.
Cú pháp: IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)
Ví dụ: =IF(F2>=5;"Đậu";"Rớt") là tìm kết quả đậu, rớt của của từng học sinh biết nếu Điểm TB lớn hơn hoặc bằng 5 thì đậu.
Hàm SUM: hàm tính tổng các giá trị.
Ví dụ 1: =SUM(A2:A10) Cộng các giá trị trong các ô A2:10.
Ví dụ 2: =SUM(A2:A10, C2:C10) Cộng các giá trị trong các ô A2:10, cũng như các ô C2:C10.
Hàm MAX: Trả về giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số.
Cú pháp: MAX(number1, number2,…)
Ví dụ: =MAX(1,2,3,5) - > 5
Hàm MIN: Trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số.
Cú pháp: MIN(number1, number2,…)
Ví dụ: =MIN(1,2,3,5) - > 1
Hàm AVERAGE: Trả về giá trị trung bình cộng của các giá trị số trong danh sách tham số.
Cú pháp: AVERAGE(number1, number2,…)
Ví dụ: = AVERAGE (1,2,3,5) - > 2.75
Hàm COUNT: Đếm số các giá trị số trong danh sách tham số.
Cú pháp: COUNT(value1, value2,…)
Ví dụ: =COUNT(2,”hai”,4,-6) -> 3
Hàm COUNTA: Đếm số các ô không rỗng trong danh sách tham số.
Cú pháp: COUNTA(value1, value2,…)
Ví dụ: =COUNTA(2,”hai”,4,-6) -> 4
Hàm COUNTBLANK: Đếm số các ô rỗng trong vùng.
Cú pháp: COUNTBLANK(range)
Ví dụ: =COUNTBLANK(B4:B12)
Hàm COUNTIF: Đếm số các ô trong vùng thỏa mãn điều kiện.
Cú pháp: COUNTIF(range,criteria).
Ví dụ 1: =COUNTIF(B4:B12,”>=6”)
Ví dụ 2: =COUNTIF(B2:B10,"Apple") để đếm số lượng các trường có từ Apple trong từ ô B2 đến B10
Hàm SUMIF: Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.
Cú pháp: SUMIF(range,criteria,[sum_range]).
Ví dụ 1: =SUMIF(B4:B12,”>=6”,F4:F12)
Ví dụ 2: =SUMIF(B2:B10,"Apple",C2:C10) để tính tổng trọng lượng táo đã bán sử dụng hàm SumIF.
Hàm RANK: Trả về thứ hạng.
Cú pháp: RANK(number, ref, [order]).
Ví dụ: =RANK(F4,$F$4:$F$12,0)
Hàm VLOOKUP: Hàm tìm giá trị (Lookup_value) trong cột đầu tiên (cột thứ nhất) của vùng ô Table_array. Nếu thấy giá trị này tại hàng nào thì sẽ trả về giá trị tại ô tương ứng ở cột Col_index_num.
Cú pháp: VLOOKUP (Lookup_value, Table_array, Col_index_num, Range_lookup)
Ví dụ 1: =VLOOKUP(1222;$A$2:$E$9;2;0) lấy ra thông tin tên của sản phẩm có mã là 1222.
Ví dụ 2: =VLOOKUP(A14;$A$2:$E$9;3;FALSE) tìm giá tương ứng với mã sản phẩm
Hàm HLOOKUP: Hàm tìm giá trị (Lookup_value) trong hàng đầu tiên (hàng thứ nhất) của bảng tham chiếu. Nếu thấy giá trị này tại hàng nào thì sẽ trả về giá trị tại ô tương ứng ở hàng Row_index_num.
Cú pháp: HLOOKUP (Lookup_value, Table_array, Row_index_num, Range_lookup)